#Tin Tức

Xem Thêm...

#Sản Phẩm

Xem Thêm...

#Ẩm Thực

Xem Thêm...

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Sinh tố phúc bồn tử sữa đậu nành cho da đẹp dáng thon

Nếu bạn đang tìm kiếm một thức uống thơm ngon vừa tốt cho da, cho mái tóc mà lại vừa giúp giảm cân hiệu quả thì sinh tố phúc bồn tử sữa đậu nành chính là thứ bạn cần. Sự kết hợp hoàn hảo giữa lọa trái cây được mệnh danh là "siêu thực phẩm" với sữa đậu nhành vốn là con cưng của phái đẹp sẽ khiến bạn bất ngờ.
loại thức uống này phù hợp với người đang ăn kiêng bởi có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp đẹp da, đẹp dáng. Đặc biệt, isoflavones( dưỡng chất có nhiều trong đậu nành) là chìa khóa quan trọng để giảm mỡ thừa , giúp phụ nữ có một vóc dáng thon gọn, săn chắc. Isoflavones còn có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa lão hóa. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay món sinh tố tuyệt vời này.
Nguyên liệu:
- 400ml sữa đậu nành (khoảng 2 hộp sữa vinasoy)
- 150gram quả phúc bồn tử tươi
- 150gram chuối cắt lát
- 80ml mứt phúc bồn tử
- 30gram đường
- 75gram kem tươi
- Dâu tây cắt lát, chuối cắt khoanh, quả việt quất, kiwi, hạt hạnh nhân (Dùng để trang trí)
- Đá viên

Các bước thực hiện:
- Chuối cắt lát mỏng, bỏ vỏ, phúc bồn tử ngắt cuống (lưu ý: Các bạn không nên vứt bỏ cuống vì cuống phúc bồn tử phơi khô có thể dùng làm trà và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe).
- Cho chuối, phúc bồn tử, đường, đá, mứt phúc bồn tử, sữa đậu nành vào cối xay sinh tố. đậy nắp và xay nhuyễn.

Sau cùng, cho hỗn hợp ra tô, bắt đầu trang trí và dùng lạnh để cảm nhận được hương vị ngon nhất
Hương vị mát lành của sữa đậu nành hòa quyện với vị chua ngọt thanh của phúc bồn tử chính là điểm nhấn của món sinh tố này. Nhờ có sữa đậu nành và chuối, món sinh tố vẫn giữ được vị béo mà không hề ngấy. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn giúp cho màu sắc của phúc bồn tử nổi bật, bắt mắt.

Cách trang trí 1:
Xếp quả phúc bồn tử, quả việt quất, dâu tây cắt lát, chuối cắt khoanh lên tô, rắc thêm hạt hạnh nhân xung quanh.

Cách trang trí 2:
Đánh bông whipping cream, sau đó cho vào bình xịt phun kem hoặc túi bắt kem. Cho hỗn hợp sinh tố vào ly vành rộng, nhẹ nhàng bắt kem lên phần sinh tố. Sau đó trang trí theo ý thích và thưởng thức bạn nên dùng sinh tố ngay sau khi chế biến vì lúc này món sinh tố ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.
Bên cạnh màu sắc bắt mắt thì hương vị ngọt dịu, mát lành của sinh tố phúc bồn tử sữa đậu nành sẽ khiến bạn thích mê. Hãy tự thưởng cho bản thân và gia đình một ly sinh tố phúc bồn tử sữa đậu nành mỗi ngày để cả nhà cùng khỏe, cùng đẹp nhé !

Theo daunanhdinhduonglanh.vn

Cách làm sinh tố Phúc Bồn Tử cực ngon cho gia đình

Phúc bồn tử là một loại trái cây có những công dụng tuyệt vời, vừa là loại trái cây tráng miệng cực ngon mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đa số mọi người khi mua chỉ để ăn tươi. Vậy tại sao chúng ta không chế biến thành một món ăn, món tráng miệng trông thật hấp dẫn, thơm ngon bổ dưỡng
Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sinh tố phúc bồn tử cực ngon cho gia đình mà ai cũng có thể làm được tại nhà.
Nguyên liệu: (Dành cho 1 phần ăn)
- 6 quả phúc bồn tử
- 30ml sữa đặc
- 50ml sữa tươi
- 10gram bột vani
- Kem tươi
Thực hiện:
Đầu tiên,  chúng ta ngắt cuống phúc bồn tử và để riêng ra một bên. Lưu ý, các bạn không nên vứt bỏ cuống phúc bồn tử bởi vì nó cũng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Các bạn nên ăn bao nhiêu thì ngắt cuống bấy nhiêu không nên ngắt sẵn, bởi vì khi để cuốn thì bảo quản được trái phúc bồn tử được lâu hơn. Sau đó, chúng ta rữa sạch trái phúc bồn tử và để ráo nước rồi cho hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố cho thêm đá say nhuyễn. Các bạn có thể cho thêm các loại siro trái cây tùy vào sở thích như : phúc bồn tử, dâu, đào... để cho món ăn cáng thêm đa dạng và nhiều mùi hương. Cuối cùng các bạn đổ ra ly và trang trí bằng kem tươi phủ lên trên cốc đồ uống có thể thêm 1 vài lá bạc ha cho ly sinh tố càng thêm sinh động.
Sinh tố phúc bồn tử (Ảnh minh họa).
Vậy là chúng ta đã có một ly sinh tố, một món tráng miệng rất ngon, rất bổ dưỡng cho gia đình, cực kì dễ làm phải không nào.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Tác dụng làm đẹp của phúc bồn tử

Vitamin E, carotenoid và các chất flavonoid trong phúc bồn tử có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại tia cực tím làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào collagen mới, giúp da sáng đẹp, các hoạt chất này còn ngăn chặn sự rụng tóc, chậm bạc tóc...
Sau đây Phúc Bồn Tử Tp.HCM sẽ hướng dẫn các bạn các cách làm đẹp với quả phúc bồn tử:

1. Mặt nạ làm đẹp da, trị nám, chống lão hóa.

Phúc bồn tử với nhiều công dụng làm đẹp (Ảnh minh họa).
Nguyên liệu:
- 4 quả phúc bồn tử
- 1 thìa dầu ô liu
- 1 thìa dầu hạt nho
- 2 thìa bột yến mạch
Cách làm:
Các bạn trộn đều dầu ô liu với dầu hạt nho rồi rắc bột yến mạch lên, xay nhuyễn quả phúc bồn tử rồi trộn vào hỗn hợp. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rữa sạch lại với nước ấm. Sau đó rữa lại một lần với nước lạnh. Làm liên tục trong vòng 2 đến 3 lần bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt của làn da. Mặt nạ này giúp xóa mờ các nếp nhăn, giúp trị nám và trẻ hóa làn da bởi vì quả phúc bồn tử, dầu ô liu và dầu hạt nho đều rất giàu chất chống oxy hóa.
2. Cách làm hỗn hợp trị thâm môi từ quả phúc bồn tử.
Nguyên liệu:
- 3 quả phúc bồn tử
- 1/2 thìa cà phê dầu ô liu
- 3 tép lựu
Cách làm:
Đầu tiên,  các bạn hãy nghiền nát quả phúc bồn tử cùng với hạt lựu và trộn đều hỗn hợp trên lên. Sau đó, cho dầu ô liu vào hỗn hợp trên, khuấy đều và lọc lấy nước từ hỗn hợp đó và đổ vào một cái lọ nhỏ sạch để dùng dần.
Quả phúc bồn tử với công dụng làm đẹp tuyệt vời (Ảnh minh họa).
Cách sử dụng:
Mỗi ngày,  bạn lấy dung dịch trên thoa đều lên môi một lần. Tinh chất từ quả phúc bồn tử và hạt lựu sẽ thấm sâu nuôi dưỡng đôi môi bạn từ bên trong. Còn tinh dầu ô liu sẽ giữ ấm,  bảo vệ đôi môi khỏi khô nẻ, nhất là trong mùa đông. Làm liên tục trong vòng 3 đến 4 lần bạn sẽ thấy đôi môi của mình sẽ bớt thâm và hồng hào căng mịn.


Các bài thuốc chữa bệnh từ quả phúc bồn tử

Phúc bồn tử là vị thuốc quý, theo y học cổ truyền, phúc bồn tử có vị ngọt chua, tình bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường xuyên sử dụng sẽ chữa được các chứng liệt dương, di tinh...

Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh từ phúc bồn tử:
Bài 1: Hải sâm 200 g, thịt dê 150 g, mâm xôi 12 g, ích trí nhân 12 g, nhục quế 6 g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, bỏ mâm xôi và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước rồi cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Phúc bồn tử giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông (Hình minh họa).
Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Bài 2: Chim sẻ 5 con, thỏ ty tử 30-45 g, mâm xôi 10-15 g, câu kỷ tử 20-30 g, gạo tẻ 100 g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư nhiều, muộn con.
Bài 3: Ba kích, mâm xôi, thỏ ty tử mỗi thứ 15 g cho vào ngâm trong 250 g rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 20-30 ml.
Công dụng: bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, dùng cho các chứng liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên.
Bài 4: Nữ trinh tử, mâm xôi, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ 150 g, ngâm trong 1500 ml rượu gạo, bọc kín để nơi thoáng mát, sau 3 tuần có thể dùng được, mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc nhỏ (chừng 20 ml), dùng cho các trường hợp suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo khô rát.
Bài 5: Mâm xôi, thỏ ty tử, kỷ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g với nước ấm.
Nguồn: Zing.vn

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Công dụng trị bệnh và làm đẹp "không thể ngờ" của phúc bồn tử

Phúc bồn tử được xem là “chúa tể” của các loại quả không không chỉ nhờ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên các bạn đã biết hết những công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử chưa?. Hãy xem bài viết sau để hiểu rõ hơn về những tác dụng của phúc bồn tử nhé.

1. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Có thể nói phúc bồn tử được xếp hàng thượng phẩm trong biểu đồ đánh giá thực phẩm, nhiều lợi ích hơn dâu tây, việt quất (blueberry), nho đen (black grape), anh đào (cherry)… vì ngoài các vitamin, khoáng tố, nó còn là nguồn chất xơ giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Một quả phúc bồn tử dù nhỏ nhưng có rất nhiều chất xơ, 220 g phúc bồn tử đã chứa gần 8 g chất xơ Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ đường.

2. Tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Theo các nhà khoa học thì cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Trong hạt của phúc bồn tử có hàm lượng kẽm rất cao và được cơ thể hấp thụ rất tốt. Kẽm giúp kiểm soát lượng testosterone, giúp nam giới hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Bên cạnh đó, phúc bồn tử còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, hỗ trợ việc lưu thông máu đến cơ quan tình dục. Vì vậy, đây là loại quả được khuyên nên ăn thường xuyên để tăng cường khả năng sinh lý, đặc biệt là với cánh đàn ông.
Phúc bồn tử giúp tăng cường chất lượng tinh trung và giảm nguy cơ xảy thai.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ chứng minh rằng phúc bồn tử giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, giúp thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu sẽ cương trở lại. Y học cổ truyền cũng sử dụng thảo dược này để làm thuốc bổ can minh mục, ích thận trợ dương, bổ huyết, chữa liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, mắt mờ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thận suy, tiểu tiện nhiều
Bên cạnh đó, vitamin C và magiê trong phúc bồn tử có thể cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Một giả thuyết khẳng định rằng các chất chống oxy hóa trong phúc bồn tử góp phần tăng cường chất lượng tinh trùng và làm giảm nguy cơ sẩy thai.

3. Phòng chống lão hóa, ung thư.

Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào.
Phúc bồn tử có tác dụng trong việc chống lão hóa và ung thư.
Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.
Phúc bồn tử cũng chứa axit ellagic, một chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau và có phổ biến ở các loại quả mọng. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy phúc bồn tử đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng, giảm viêm và qua đó giúp cơ thể hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

4. Tốt cho mắt.

Theo các số liệu được công bố trong Archives of Ophthalmology thì 36% người lớn sau 50 tuổi thường bị chứng thoái hoá điểm vàng mà nguyên nhân chính là ăn không đủ lượng trái cây cần thiết mỗi ngày. Nghiên cứu đánh giá trên 110.000 phụ nữ và nam giới cho thấy một nhóm cần phải ăn ba khẩu phần gồm rau củ và trái cây mỗi ngày mới đủ chất bảo vệ thị lực, và một nhóm chỉ cần ăn một muỗng bột phúc bồn tử thì đã đầy đủ các carotenoid, vitamin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như Cu, Zn, là những thành phần giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cho võng mạc.
Sự kết hợp của chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A và phenol trong phúc bồn tử giúp tránh khỏi bệnh tật và bảo vệ các màng của mắt sản xuất thủy dịch, nhờ đó làm sạch và bảo vệ mắt khỏi bị khô. Axit ellagic cũng giúp duy trì thị lực khỏe mạnh.

5. Giúp cơ thể chống viêm.

Phúc bồn tử bảo vệ màng tế bào nhờ đặc tính chống viêm có trong quả. Bên cạnh đó, loại quả này cũng cố hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng axit ellagic, một chất chống oxy hóa phenol tự nhiên có trong trái cây và rau củ, và đặc biệt có nhiều trong nước ép phúc bồn tử, giúp chống viêm ở dạ dày và ruột.

6. Cãi thiện tuần hoàn não, chống rồi loạn tiền mãn kinh.

Ăn những loại trái cây mọng nước như quả phúc bồn tử có thể cải thiện sức khỏe của não và giúp ngăn ngừa sự mất trí nhớ do lão hóa. 
Nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ còn cho thấy chất chống ôxy hoá trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não, từ đó nâng cao khả năng phán đoán, tăng trí nhớ, sức sáng tạo. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc rối loạn tiền mãn kinh, nó giúp giảm stress, giảm các cơn bốc hoả và chính những chất sinh học này đóng vai trò hormon thay thế góp phần điều hoà lượng estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn này.

7. Cung cấp mangan.

Bạn không nghe nhiều về mangan như các khoáng chất khác, tuy nhiên mangan là một chất thiết yếu cho xương phát triển khỏe mạnh và một hệ miễn dịch khỏe. Mangan cũng giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, amino axit và cholesterol. Giống như vitamin C, mangan đóng 1 vai trò quan trọng trong sự hình thành collagen. Và loại enzyme giúp mangan hình thành nên collagen, prolidase, cũng có tác dụng giúp làm lành vết thương. Mangan có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm động kinh.
220g phúc bồn tử thô chứa 0,9mg mangan, gần một nữa giá trị được đề nghị hằng ngày. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng hấp thụ mangan quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Dù vậy, trên thực tế thì bạn cũng không thể ăn quá nhiều mangan thông qua các bữa ăn trong ngày được,  trừ khi cơ thể bạn có cơ chế ngăn ngừa việc loại bỏ mangan dư thừa, như bệnh gan mãn tính hoặc thiếu máu.



Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Trồng phúc bồn tử organic thu lợi lớn

Rựu vang, nước ép, trà, kẹo sô-cô-la... làm từ trái phúc bồn tử được trồng theo phương pháp hữu cơ có giá trị kinh tế cao và tiềm năng lớn, có thể mở rộng xuất khẩu.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Minh Thọ Organic và Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F (tổ Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) do anh Nguyễn Văn Hà làm giám đốc đang trong giai đoạn ăn nên làm ra nhờ cây phúc bồn tử.
Trái phúc bồn tử


Vừa được giá vừa bảo vệ môi trường
Năm năm trước, vốn kinh doanh nhà trọ, khách sạn, nhà hàng tại trung tâm TP Đà Lạt, khi bắt tay vào làm nông nghiệp, anh Hà trồng các loại rau xà lách lolo, romaine xanh, đỏ, cải xoăn, cải cầu vồng, cải bông hồng, astisô... nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cách đây 2 năm, được người bạn ở châu Âu tặng giống cây phúc bồn tử (còn gọi là dâu rừng, mâm xôi) Israel, anh dành 2 sào đất trồng thử.
Đến nay, anh Hà đã có hơn 4,5 ha đất canh tác nông nghiệp hữu cơ ngay dưới chân núi Langbiang. Trong đó, hơn 2,5 ha phúc bồn tử được chăm sóc bằng hệ thống nhỏ giọt tự động. Mỗi tháng, các nông trại của anh cho thu hoạch hơn 4 tấn trái đạt chuẩn. Sau khi xử lý và đóng gói, anh xuất bán ra thị trường với giá hơn 200.000 đồng/kg (phúc bồn tử đỏ) và 900.000 đồng/kg (phúc bồn tử đen). Ngoài ra, sản phẩm còn được chế biến thành rượu vang, kẹo sô-cô-la, trà... với giá trị kinh tế cao.
Theo anh Hà, sản phẩm bán được giá như vậy là nhờ canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ và được chứng nhận quốc tế. "Làm nông nghiệp hữu cơ có rất nhiều cái lợi, đó là sức khỏe cho người canh tác, môi trường dân sinh không bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, cách sản xuất theo tự nhiên giúp cây trồng rất khỏe, sản phẩm an toàn" - anh Hà vừa diễn giải vừa dẫn chúng tôi đi dọc những luống phúc bồn tử còn lẫn cỏ dại.
"Không cần dọn sạch cỏ, chỉ tỉa thưa thôi. Nhiều loài côn trùng sống trong cỏ sẽ tiêu diệt sâu bọ hại cây. Đã làm nông nghiệp theo hướng thuận tự nhiên nghĩa là cứ để chúng tự sinh tự diệt, mình sẽ giảm được tối đa lượng hóa chất diệt trừ can thiệp" - anh Hà giải thích.
Đẩy mạnh khâu chế biến
Anh Hà cho biết phúc bồn tử khá phổ biến ở Việt Nam nhưng giống châu Âu được nghiên cứu lai tạo thì khá hiếm. Nhờ được người bạn giới thiệu giống, sau một thời gian nghiên cứu, Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F của anh đã trồng và thuần chuẩn thành công phúc bồn tử Israel.
Sau nhiều năm gắn bó với loại cây này, anh Hà mày mò làm các chế phẩm từ phúc bồn tử tươi như nước ép lên men, nước cốt, mứt. "Làm nông nghiệp hữu cơ mà chỉ bán hàng tươi thì rất bấp bênh, nguy cơ thua lỗ do ùn ứ hàng rất cao. Trong khi đó, chế biến sẽ giải quyết được bài toán dư thừa sản lượng và đa dạng sản phẩm, thêm giá trị gia tăng" - anh Hà phân tích.
Giới thiệu với chúng tôi nước ép phúc bồn tử đen, chị Tôn Nữ Thanh Mỹ, vợ anh Hà, cho biết đây là những sản phẩm đầu tiên nên vị còn hơi ngọt. Theo chị Mỹ, Công ty Dâu rừng Langbian.F đã được cấp giấy phép sản xuất rượu vang và các sản phẩm khác từ nguyên liệu phúc bồn tử. Công ty đang xây thêm nhà xưởng, sẽ làm phòng nghiên cứu vi sinh và thuê kỹ sư nghiên cứu để giảm tối đa lượng đường nhưng vẫn giữ được những tinh chất tự nhiên để người bị tiểu đường, béo phì có thể dùng được.
"Sản phẩm từ phúc bồn tử rất tiềm năng nhưng chỉ mới cung ứng cho thị trường trong nước. Chúng tôi đang hoàn thiện kỹ thuật và hệ thống nhà xưởng, định hướng sẽ xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu" - anh Hà kỳ vọng. 

Cách tăng cường bản lĩnh đàn ông bằng quả mâm xôi


Mâm xôi có khả năng tăng cường năng lực tình dục và sinh sản ở cả nam giới và nữ giới nhờ các dưỡng chất phong phú.


Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho hay mâm xôi còn được gọi là đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử.
Đây là loại cây bụi mọc thẳng hay bụi tròn, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng hơn 400 loài, ở nước ta có 50 loài mọc hoang rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng. Quả, cành, lá và rễ đều được dùng để làm thuốc trong dân gian.
Quả mâm xôi. Ảnh: Pinterest.
Công dụng đa năng của quả mâm xôi
Theo dược học cổ truyền, mâm xôi vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, mắt mờ. Những phương thuốc chữa bệnh với loại cây này cũng đã được các y thư cổ ghi lại. Trong đó, nam giới thận hư tinh khô, liệt dương, nữ giới muộn con đều có thể sử dụng hiệu quả.
Quả mâm xôi có chứa các axit hữu cơ, đường, pectin, rất giàu vitamin C, vitamin E, folate, Mg, Zn… Do đó, tác dụng dược lý của mâm xôi khá phong phú như kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, giúp ngăn ngừa béo phì và phòng chống vữa xơ động mạch, giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành tim, bảo vệ tế bào gan, ổn định đường huyết, chống oxy hóa và quá trình lão hóa...
Đặc biệt, mâm xôi có khả năng tăng cường năng lực tình dục và sinh sản ở cả nam giới và nữ giới nhờ lượng vitamin C, vitamin E, folate, Mg, Zn và đặc biệt là một chất có tác dụng tương tự hormone sinh dục nam (testosteron) thông qua việc kích thích các tế bào Leydig của tinh hoàn.
Cách dùng quả mâm xôi chữa bệnh
Theo thạc sĩ Toàn, mâm xôi có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Ở dạng tươi rửa sạch, người dân có thể dùng như trái cây thông thường hoặc chế biến làm kem, nhân mứt bánh, nước trái cây, ngâm rượu giúp giải nhiệt.
Còn dưới dạng khô, mâm xôi được dùng dưới dạng các bài thuốc như sau:
Bài 1: Hải sâm 200 g, thịt dê 150 g, mâm xôi 12 g, ích trí nhân 12 g, nhục quế 6 g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, bỏ mâm xôi và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước rồi cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Bài 2: Chim sẻ 5 con, thỏ ty tử 30-45 g, mâm xôi 10-15 g, câu kỷ tử 20-30 g, gạo tẻ 100 g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư nhiều, muộn con.
Bài 3: Ba kích, mâm xôi, thỏ ty tử mỗi thứ 15 g cho vào ngâm trong 250 g rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 20-30 ml.
Công dụng: bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, dùng cho các chứng liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên.
Bài 4: Nữ trinh tử, mâm xôi, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ 150 g, ngâm trong 1500 ml rượu gạo, bọc kín để nơi thoáng mát, sau 3 tuần có thể dùng được, mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc nhỏ (chừng 20 ml), dùng cho các trường hợp suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo khô rát.
Bài 5: Mâm xôi, thỏ ty tử, kỷ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g với nước ấm.
Công dụng: chuyên trị liệt dương, di hoạt tinh, muộn con do thận hư.
Nguồn: Zing.vn

 

Đăng Ký Nhận Tin Mới

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: Huynhquangvu1995@gmail.com

Thành Viên