Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc-phuc-bon-tu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc-phuc-bon-tu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Trồng phúc bồn tử organic thu lợi lớn

Rựu vang, nước ép, trà, kẹo sô-cô-la... làm từ trái phúc bồn tử được trồng theo phương pháp hữu cơ có giá trị kinh tế cao và tiềm năng lớn, có thể mở rộng xuất khẩu.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Minh Thọ Organic và Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F (tổ Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) do anh Nguyễn Văn Hà làm giám đốc đang trong giai đoạn ăn nên làm ra nhờ cây phúc bồn tử.
Trái phúc bồn tử


Vừa được giá vừa bảo vệ môi trường
Năm năm trước, vốn kinh doanh nhà trọ, khách sạn, nhà hàng tại trung tâm TP Đà Lạt, khi bắt tay vào làm nông nghiệp, anh Hà trồng các loại rau xà lách lolo, romaine xanh, đỏ, cải xoăn, cải cầu vồng, cải bông hồng, astisô... nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cách đây 2 năm, được người bạn ở châu Âu tặng giống cây phúc bồn tử (còn gọi là dâu rừng, mâm xôi) Israel, anh dành 2 sào đất trồng thử.
Đến nay, anh Hà đã có hơn 4,5 ha đất canh tác nông nghiệp hữu cơ ngay dưới chân núi Langbiang. Trong đó, hơn 2,5 ha phúc bồn tử được chăm sóc bằng hệ thống nhỏ giọt tự động. Mỗi tháng, các nông trại của anh cho thu hoạch hơn 4 tấn trái đạt chuẩn. Sau khi xử lý và đóng gói, anh xuất bán ra thị trường với giá hơn 200.000 đồng/kg (phúc bồn tử đỏ) và 900.000 đồng/kg (phúc bồn tử đen). Ngoài ra, sản phẩm còn được chế biến thành rượu vang, kẹo sô-cô-la, trà... với giá trị kinh tế cao.
Theo anh Hà, sản phẩm bán được giá như vậy là nhờ canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ và được chứng nhận quốc tế. "Làm nông nghiệp hữu cơ có rất nhiều cái lợi, đó là sức khỏe cho người canh tác, môi trường dân sinh không bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại, cách sản xuất theo tự nhiên giúp cây trồng rất khỏe, sản phẩm an toàn" - anh Hà vừa diễn giải vừa dẫn chúng tôi đi dọc những luống phúc bồn tử còn lẫn cỏ dại.
"Không cần dọn sạch cỏ, chỉ tỉa thưa thôi. Nhiều loài côn trùng sống trong cỏ sẽ tiêu diệt sâu bọ hại cây. Đã làm nông nghiệp theo hướng thuận tự nhiên nghĩa là cứ để chúng tự sinh tự diệt, mình sẽ giảm được tối đa lượng hóa chất diệt trừ can thiệp" - anh Hà giải thích.
Đẩy mạnh khâu chế biến
Anh Hà cho biết phúc bồn tử khá phổ biến ở Việt Nam nhưng giống châu Âu được nghiên cứu lai tạo thì khá hiếm. Nhờ được người bạn giới thiệu giống, sau một thời gian nghiên cứu, Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F của anh đã trồng và thuần chuẩn thành công phúc bồn tử Israel.
Sau nhiều năm gắn bó với loại cây này, anh Hà mày mò làm các chế phẩm từ phúc bồn tử tươi như nước ép lên men, nước cốt, mứt. "Làm nông nghiệp hữu cơ mà chỉ bán hàng tươi thì rất bấp bênh, nguy cơ thua lỗ do ùn ứ hàng rất cao. Trong khi đó, chế biến sẽ giải quyết được bài toán dư thừa sản lượng và đa dạng sản phẩm, thêm giá trị gia tăng" - anh Hà phân tích.
Giới thiệu với chúng tôi nước ép phúc bồn tử đen, chị Tôn Nữ Thanh Mỹ, vợ anh Hà, cho biết đây là những sản phẩm đầu tiên nên vị còn hơi ngọt. Theo chị Mỹ, Công ty Dâu rừng Langbian.F đã được cấp giấy phép sản xuất rượu vang và các sản phẩm khác từ nguyên liệu phúc bồn tử. Công ty đang xây thêm nhà xưởng, sẽ làm phòng nghiên cứu vi sinh và thuê kỹ sư nghiên cứu để giảm tối đa lượng đường nhưng vẫn giữ được những tinh chất tự nhiên để người bị tiểu đường, béo phì có thể dùng được.
"Sản phẩm từ phúc bồn tử rất tiềm năng nhưng chỉ mới cung ứng cho thị trường trong nước. Chúng tôi đang hoàn thiện kỹ thuật và hệ thống nhà xưởng, định hướng sẽ xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu" - anh Hà kỳ vọng. 

Cách tăng cường bản lĩnh đàn ông bằng quả mâm xôi


Mâm xôi có khả năng tăng cường năng lực tình dục và sinh sản ở cả nam giới và nữ giới nhờ các dưỡng chất phong phú.


Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho hay mâm xôi còn được gọi là đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử.
Đây là loại cây bụi mọc thẳng hay bụi tròn, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng hơn 400 loài, ở nước ta có 50 loài mọc hoang rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng. Quả, cành, lá và rễ đều được dùng để làm thuốc trong dân gian.
Quả mâm xôi. Ảnh: Pinterest.
Công dụng đa năng của quả mâm xôi
Theo dược học cổ truyền, mâm xôi vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, mắt mờ. Những phương thuốc chữa bệnh với loại cây này cũng đã được các y thư cổ ghi lại. Trong đó, nam giới thận hư tinh khô, liệt dương, nữ giới muộn con đều có thể sử dụng hiệu quả.
Quả mâm xôi có chứa các axit hữu cơ, đường, pectin, rất giàu vitamin C, vitamin E, folate, Mg, Zn… Do đó, tác dụng dược lý của mâm xôi khá phong phú như kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, giúp ngăn ngừa béo phì và phòng chống vữa xơ động mạch, giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành tim, bảo vệ tế bào gan, ổn định đường huyết, chống oxy hóa và quá trình lão hóa...
Đặc biệt, mâm xôi có khả năng tăng cường năng lực tình dục và sinh sản ở cả nam giới và nữ giới nhờ lượng vitamin C, vitamin E, folate, Mg, Zn và đặc biệt là một chất có tác dụng tương tự hormone sinh dục nam (testosteron) thông qua việc kích thích các tế bào Leydig của tinh hoàn.
Cách dùng quả mâm xôi chữa bệnh
Theo thạc sĩ Toàn, mâm xôi có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Ở dạng tươi rửa sạch, người dân có thể dùng như trái cây thông thường hoặc chế biến làm kem, nhân mứt bánh, nước trái cây, ngâm rượu giúp giải nhiệt.
Còn dưới dạng khô, mâm xôi được dùng dưới dạng các bài thuốc như sau:
Bài 1: Hải sâm 200 g, thịt dê 150 g, mâm xôi 12 g, ích trí nhân 12 g, nhục quế 6 g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, bỏ mâm xôi và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước rồi cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Bài 2: Chim sẻ 5 con, thỏ ty tử 30-45 g, mâm xôi 10-15 g, câu kỷ tử 20-30 g, gạo tẻ 100 g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư nhiều, muộn con.
Bài 3: Ba kích, mâm xôi, thỏ ty tử mỗi thứ 15 g cho vào ngâm trong 250 g rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 20-30 ml.
Công dụng: bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, dùng cho các chứng liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên.
Bài 4: Nữ trinh tử, mâm xôi, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ 150 g, ngâm trong 1500 ml rượu gạo, bọc kín để nơi thoáng mát, sau 3 tuần có thể dùng được, mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc nhỏ (chừng 20 ml), dùng cho các trường hợp suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo khô rát.
Bài 5: Mâm xôi, thỏ ty tử, kỷ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g với nước ấm.
Công dụng: chuyên trị liệt dương, di hoạt tinh, muộn con do thận hư.
Nguồn: Zing.vn

Nông trại trồng loại quả "thần kỳ", ăn 1 vài trái là tỉnh cả người

(Dân Việt) Để đạt được hơn 1.000 tiêu chí trong chứng nhận sản xuất hữu cơ- Organic JAS của Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Hà, (58 tuổi, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã áp dụng cách canh tác thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường và lấy chất lượng sản phẩm làm ưu tiên.


Vốn là chủ một khách sạn lớn tại trung tâm thành phố Đà Lạt, dù đã 58 tuổi thế nhưng ông Hà vẫn không khỏi trăn trở về chất lượng sản phẩm rau quả tại Lâm Đồng.
Vừa nhấm nháp ly rượu phúc bồn tử do trang trại mình sản xuất, ông Hà chia sẻ: “Mặc dù Đà Lạt được mệnh danh là thủ phủ nông nghiệp công nghệ cao, rau sạch của cả nước. Nhưng lấy tiêu chí gì để chứng minh đó là rau sạch, hay chỉ là “khuất mắt trông coi”, kẻ xấu vẫn lợi dụng trà trộn các loại thực phẩm bẩn để đưa ra thị trường”.
Ông Hà giới thiệu sản phẩm hữu cơ sản xuất ngay tại trang trại của mình. Ảnh: Văn Long.

Chính vì vậy, ông đã bàn giao lại khách sạn cho người thân quản lý và đầu tư vào mảnh vườn 4,5ha của gia đình dưới chân núi Langbiang để làm nông nghiệp. Được biết, ông Hà chỉ mới làm nông nghiệp từ giữa năm 2017 đến nay.
“Khi bắt đầu làm nông nghiệp, tôi cũng như những gia đình khác triển khai cách canh tác mới nhất là làm thủy canh. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi nhận thấy sản phẩm vẫn chưa đạt chuẩn chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người nên đã chuyển hướng qua làm nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, đỉnh cao nhất của nông nghiệp hữu cơ là đất nước Nhật Bản với chứng nhận JAS”, ông Hà dẫn PV đi thăm trang trại chia sẻ.
Ông Hà cũng cho hay, hiện nay để được cấp chứng nhận Organic JAS của Nhật Bản người nông dân phải đảm bảo hơn 1.000 tiêu chí. Theo đó, đơn vị đại diện phía Nhật Bản sẽ chọn bất kì một loại cây nào có trong trang trại của ông Hà để tiến hành kiểm tra. Mẫu test sẽ được cho vào 3 bịch, trong đó 1 bịch sẽ được giao cho công ty của Nhật Bản, một bịch được giao cho ông Hà và mẫu cuối cùng sẽ được gửi cho một đơn vị kiểm tra mà chủ vườn không được biết nhằm đảo bảo tính khách quan.
Với hơn 1.000 tiêu chí, nếu ông Hà chỉ cần vi phạm một điều, có một loại hóa chất nào trong mẫu test thì sẽ không được cấp loại chứng nhận này.
Hiện nay, trong trang trại của ông Hà trồng chủ yếu là cây phúc bồn tử đen và đỏ theo quy trình khép kín, có giá trị kinh tế cao. Từ quả phúc bồn tử, ông Hà đã sản xuất được rượu vang, nước cốt, kẹo socola hay mứt.
Quả phúc bồn tử

Sản phẩm phúc bồn tử tại trang trại ông Hà bán ra thị trường loại đỏ với giá 250.000 đồng/kg, loại đen với giá 900.000 đồng/kg. Chính vì giá trị kinh tế cao nên ông Hà đã dần loại bỏ các giống rau xà lách như lolo, romaine xanh, đỏ, cải xoăn, cải cầu vồng, cải bông hồng. Hiện tại, với 2,5ha trồng phúc bồn tử, mỗi tháng ông Hà thu được khoảng 4 tấn quả thành phẩm. Bên cạnh đó, ông còn sử dụng quả tươi để làm rượu vang, kẹo socola, nước cốt được bán với giá từ 500 đến 1 triệu đồng/chai.
Bà Tôn Nữ Thanh Mỹ - người vợ luôn đồng hành cùng ông Hà vui vẻ cho biết: “Những sản phẩm phúc bồn tử trong trang trại của gia đình tôi đều rất tốt cho sức khỏe. Đang làm trong thời gian nắng nóng mà ăn một quả là tỉnh hẳn cả người. Hiện tại, trong trang trại luôn có 10 nhân công làm việc liên tục, đặc biệt họ đều rất vui vẻ khi làm việc, luôn ca hát và hàng tháng đều lên cân”.
Lý giải điều này, bà Mỹ cho rằng, phúc bồn tử là loại siêu thực phẩm có tác dụng giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm, ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của một số bệnh ung thư...Đặc biệt các sản phẩm từ phúc bồn tử chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như, chống oxy hóa, làm trẻ hóa tế bào giúp đen tóc, đẹp da. Chính vì vậy sản phẩm luôn được phái nữ yêu thích, tìm mua.
Nói về cơ duyên với loại cây phúc bồn tử đen, ông Hà cho biết ông được một người bạn tại châu Âu tặng một cây cách đây 3 năm, sau đó đưa về Đà Lạt trồng thử nghiệm. Nhận thấy quả to bóng đẹp mà giá trên thị trường nhập khẩu khoảng 2,5 triệu đồng/kg nên ông đã tìm cách nhân giống.
Với đam mê nông nghiệp ông Hà đã làm mọi cách, tìm đến nhiều địa điểm nuôi cấy mô để nhân giống và thuần chủng phúc bồn tử với khí hậu Đà Lạt. Tuy nhiên, kết quả không như ông mong đợi mà cây bị chết yểu hoặc không ra hoa đậu quả. Cuối cùng, người bạn đó tiếp tục giới thiệu với ông một vị tiến sĩ tại Mỹ chuyên nhân giống loại cây này cho Israel. Kể từ đó, ông Hà được sự giúp đỡ của tiến sĩ Mỹ đã nhân giống thành công cây phúc bồn tử theo quy trình của Israel ngay tại Đà Lạt.
Những người nhân công trong trang trại làm việc luôn vui vẻ và yêu thích công việc. Ảnh: Văn Long.

Bên cạnh đó, việc trồng đúng quy trình hữu cơ, cùng cách thụ phấn cho cây bằng loại ong nhập từ châu Âu về nên quả phúc bồn tử rất to.
Tuy nhiên ông Hà cho biết, trong giai đoạn chuyển giao và hoàn thiện các sản phẩm nên thu nhập chưa thể nói được. Sắp tới ông sẽ hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, nhà xưởng và cửa hàng trưng bày để tung sản phẩm rộng rãi ra thị trường trong nước cũng như các nước Đông Âu.

Nguồn: Danviet

Cây ra quả quý dưới chân núi Langbiang, bán 900.000 đồng/ký

Sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, Công ty Dâu rừng Langbian F đã trồng đại trà cây phúc bồn tử trái đen thương phẩm trên 2,5ha nhà kính tại thôn Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng). Gián bán loại phúc bồn tử đen trái tươi tại vườn hiện nay là 900.000 đồng/ký.

Đến thời điểm ngày 19/2/2019, Công ty Dâu rừng Langbian F bán trái phúc bồn tử đen hái tươi tại vườn là 900.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, công ty này cũng đã chế biến tại chỗ sản phẩm rượu vang phúc bồn tử đen với giá 600.000 đồng/chai. Ngoài ra còn có các sản phẩm nước cốt phúc bồn tử đen khác được bán 500.000 đồng/lít.
Quy trình sản xuất phúc bồn tử đen dưới chân núi Langbian đạt chuẩn Chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản.

Được biết giống phúc bồn tử đen do Công ty Dâu rừng Langbian F được mua về từ châu u, sản xuất tại khu vực dưới chân núi Langbian thuộc thị trấn Lạc Dương nói trên từ gần 18 tháng qua, đạt tiêu chuẩn Chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản.
Phúc bồn tử đen bán tươi tại vườn dưới chân núi Langbian là 900.000 đồng/kg.
Các công dụng của phúc bồn tử đen được ghi nhận trong các tài liệu khoa học như: ngăn ngừa, làm chậm tăng trưởng bệnh ung thư, cải thiện chức năng não, trẻ hóa tế bào, tốt cho hệ tim mạch…

Theo Danviet

 

Đăng Ký Nhận Tin Mới

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: Huynhquangvu1995@gmail.com

Thành Viên